Sau đây là những Truyện cười dân gian hay nhất 2023 mà mình thấy hay nên tổng hợp cho các bạn đọc cùng nhé !
THÀ CHẾT CÒN HƠN
Xưa có anh keo kiệt, ăn chẳng dám ăn, mặc chẳng dám mặc, chỉ khư khư tích của làm giàu. Một hôm có người bạn cũ rủ ra tỉnh chơi. Trước anh ta còn từ chối, sau người bạn nói mãi, anh ta mới vào buồng lấy ba quan tiền giắt vào lưng rồi cùng đi. Khi ra đến tỉnh, trông thấy cá…
Xưa có anh keo kiệt, ăn chẳng dám ăn, mặc chẳng dám mặc, chỉ khư khư tích của làm giàu.
Một hôm có người bạn cũ rủ ra tỉnh chơi. Trước anh ta còn từ chối, sau người bạn nói mãi, anh ta mới vào buồng lấy ba quan tiền giắt vào lưng rồi cùng đi.
Khi ra đến tỉnh, trông thấy cái gì anh ta cũng muốn mua, nhưng sợ mất tiền lại thôi. Trời nắng quá, muốn vào hàng uống nước nhưng sợ phải thết bạn, không dám vào.
Đến chiều trở về, khi qua đò đi đến giữa sông, anh keo kiệt khát nước quá, mới cúi xuống uống nước, chẳng may lộn cổ xuống sông. Anh bạn trên thuyền kêu:
-Ai cứu xin thưởng năm quan !
Anh keo kiệt ở giữa dòng sông, nghe tiếng cố ngẩng đầu lên nói:
-Năm quan đắt quá !
Anh bạn chữa lại:
-Ba quan vậy !
Anh hà tiện lại ngoi đầu lên lần nữa cố nói cho được:
-Ba quan vẫn đắt, thà chết còn hơn !
Phép lạ của nàng dâu
Thấy con dâu mới cưới về được vài tháng đã xanh xao vàng vọt, bố mẹ chồng để ý theo dõi mới biết nàng dâu vì giữ lễ phép với mình, phải nhịn đánh rắm nên mới như thế. – Thì con cứ việc đánh đi tội gì mà nhịn cho nó khổ! Bố chồng bảo thế, nhưng cô dâu cho biết cái rắm của cô…
Thấy con dâu mới cưới về được vài tháng đã xanh xao vàng vọt, bố mẹ chồng để ý theo dõi mới biết nàng dâu vì giữ lễ phép với mình, phải nhịn đánh rắm nên mới như thế.
– Thì con cứ việc đánh đi tội gì mà nhịn cho nó khổ!
Bố chồng bảo thế, nhưng cô dâu cho biết cái rắm của cô đánh đâu phải bình thường, mọi đồ đạc phải khuân ra hết và mọi người phải lánh xa không thì hư hại. Ông bèn bảo mọi người làm theo y lời. Và cuối cùng một tràng rắm phát ra như tiếng sấm, căn nhà nghe tiếng răng rắc như có một trận gió mạnh lướt qua. Một hồi lâu mới mở cửa, người ta còn thấy cái hũ treo ở xà nhà vì quên khuấy, mà vẫn còn lúc lắc dữ dội. Từ đó bố chồng nhìn nàng dâu bằng con mắt khác trước, nếu không muốn nói là… kính nể.
Một hôm trên đường đi chợ ông thấy có toán lính chừng vài trăm người đang ra sức đẩy một chiếc thuyền rồng bị mắc cạn trên bãi lầy. Nhưng bao lần tiếng “Hò khoan” cất lên, thuyền vẫn không nhúc nhích. Sốt ruột, ông buột miệng: “Hò khoa hò uậy, không bằng rắm dậy dâu tôi!”
Bị bắt về tội ngạo mạn ông đành cho biết “cái lạ” của nàng dâu. Lập tức, họ bảo ông đưa về để mời cô ra giúp kẻo chậm trễ việc quan. Thế rồi trước mũi thuyền rộng, chị con dâu chổng mông làm một tràng rắm. Chiếc thuyền lao vùn vụt xuống nước. Quan lính nhìn nhau lác mắt.
Truyện cười dân gian Việt Nam kể gì về chú ỉn?
Tập sách “Tiếng cười dân gian Việt Nam” do NXB Khoa học Xã hội xuất bản năm 1987 (nhóm tác giả Trương Chính, Phong Châu sưu tầm, biên soạn) đã dành một dung lượng thích đáng cho sự xuất hiện của chúng.
Đầu tiên xin được nhắc tới truyện “Lợn cưới, áo mới” – một câu chuyện thú vị rất nhiều bạn đọc Việt Nam đã biết:
“Có anh tính hay khoe của. Một hôm, may được cái áo mới, liền đem ra mặc, rồi đứng hóng ở cửa đợi có ai qua người ta khen. Đứng mãi từ sáng đến chiều, chả thấy ai hỏi cả, anh ta tức lắm.
Đang lúc tức tối, chợt thấy một anh cũng hay khoe tất tưởi chạy đến hỏi to:
– Bác có thấy con lợn cưới của tôi chạy qua đây không?
Anh kia liền giơ ngay vạt áo ra, bảo:
– Từ lúc tôi mặc cái áo mới này, tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả”.
Tranh minh họa truyện “Lợn cưới, áo mới”. Ảnh: Sưu tầm. |
Câu chuyện ngắn gọn, súc tích, ai đọc cũng phải bật cười. Cười cho cái thói hợm hĩnh, thích “khoe của” của người đời. Tuy nhiên, với chúng ta ngày nay, thái độ phê phán (nếu có) trước vấn đề này chắc sẽ nhẹ nhàng thôi, bởi suy cho cùng cũng là đáng thương cho một thời đoạn vô cùng gian khó của đất nước, của ông cha, một tấm áo mới đã đủ có nhu cầu chờ lời tụng khen của thiên hạ.
Truyện “Diêm vương thèm ăn thịt” khiến bạn đọc không nhịn được cười, dù trong sâu xa thấy thương cho loài vật vốn như thể sinh ra là để phục vụ cho nhu cầu thực phẩm của con người (mà ở đây không chỉ có con người):
“Trên dương thế có một con lợn bị đem ra giết thịt. Hồn nó về kêu với Diêm vương.
Diêm vương hỏi:
– Nỗi oan ức của nhà ngươi như thế nào, hãy nói rõ đầu đuôi nghe!
– Dạ, họ bắt tôi làm thịt!
– Được rồi, hãy khai rõ ràng. Họ làm thịt như thế nào?
– Dạ, trước hết họ trói tôi lại, đè ngửa ra chọc tiết. Xong, họ đổ nước sôi lên mình tôi, cạo lông.
– Rồi sao nữa?
– Cạo sạch rồi họ mổ ra, thịt tôi họ xẻ ra từng mảnh, chặt nhỏ bỏ vào rổ. Rồi thì… họ bắc chảo đổ mỡ vào, phi hành cho thơm, thêm muối mắm xào lên…
– Thôi! Thôi… Đừng nói nữa mà tao thèm!”.
Vậy đấy, đến người tưởng có vai trò đứng ra giải quyết nỗi oan khuất cho các chú ỉn mà cũng phải… nhỏ nước rãi khi nghe chúng trần thuật nỗi thống khổ mà mình phải gánh chịu thì… “hết cửa” rồi. Phải chăng trở thành miếng ăn đối với con người đã là “định mệnh” với một loài vật nuôi như các chú ỉn?!
Truyện “Trả ơn con lợn” đem đến cho bạn đọc nụ cười thâm thuý. Trong cả câu chuyện, hình ảnh con lợn chỉ xuất hiện dưới dạng một vật thể câm lặng, nhưng thông qua đó, các tác giả dân gian đã kịp đưa ra lời phê phán chua chát về thói bạc bẽo, “có mới nới cũ” của người đời:
“Có hai anh kết nghĩa đèn sách. Một anh gặp may thi đỗ, ra làm quan liền trở mặt. Bạn đến thăm nhiều lần, lần nào cũng cho lính ra bảo, khi thì ngài giấc, ngài ngơi, khi thì ngài bận công việc không tiếp. Năm bảy phen như thế, anh này giận lắm.
Một hôm anh ta mua một con lợn, quay vàng, để lên mâm bưng tới. Lính lệ vào bẩm, một lát trở ra niềm nở mời vào.
Vào đến nơi, quan chào hỏi vồn vã rồi sai lính lệ mang trầu ra mời. Anh ta cầm lấy miếng trầu, đút vào miệng con lợn, vái nó mấy vái mà rằng:
– Tao trả ơn mày! Nhờ mày tao mới lại lọt vào đến cửa quan để nhìn mặt bạn cũ!”.
Đem tới tràng cười sảng khoái, qua đó cho thấy sự ngờ nghệch “nói dối cũng khó” của những đứa trẻ quê hẳn là mục đích chính mà các tác giả dân gian muốn thể hiện trong truyện “Không phải thịt lợn sề”:
“Một ông hàng thịt làm thịt lợn sề bán. Nhà có đứa con hay bép xép, ông đã phải dặn trước:
– Mày đừng có nói là lợn sề đấy nhé!
Một lát, có người đến hỏi mua thịt. Đứa con mau mồm nói trước:
– Đây không phải là thịt lợn sề đâu.
Người kia nghe nói sinh nghi, xem thì đúng là lợn sề thật, không mua nữa.
Ông hàng thịt giận quá, mắng con:
– Ai bảo mày nói để người ta sinh nghi.
Một lát nữa, lại có người đến xem thịt rồi hỏi:
– Sao bì nó dày thế này? Hay lại thịt lợn sề đây?
Ông hàng thịt chưa kịp trả lời thì thằng con hấp tấp bảo bố:
– Đấy! Người ta nói trước chứ không phải con đâu nhé”.
Trong kho tàng truyện cười dân gian Việt Nam, cũng có trường hợp hình tượng con lợn được lồng trong các câu chuyện liên quan đến việc ứng đối. Truyện “Quan lái lợn làm cụ trong dân” là một dạng như thế:
“Ở hạt nọ, có một tên nghị viên họ Lại xây một cái sinh phần rất đẹp. Tên này giàu có vì ham nghề lái lợn và rất hống hách. Nhiều người ghét hắn. Một đêm, không rõ ai đã đề câu đối sau ở phần sinh phần của hắn:
– Rực rỡ mé đường Tây, kẻ lại người qua, ca ngợi sinh phần quan lớn Lại (nói lái là “quan lái lợn”).
– Vang lừng trong thôn Bắc, trên kinh dưới rái, một lòng tôn trọng cụ trong dân (nói lái là “rận trong cu”)”.
Trong cuốn sách này có nhiều truyện vui về những chú ỉn. |
Trong câu chuyện liên quan tới Trạng Quỳnh kể dưới đây, một lần nữa hình tượng con lợn lại xuất hiện trong cặp câu đối (truyện “Câu đối”):
“Một hôm, nhà có giỗ, làm thịt lợn mời khách khứa đông lắm. Thấy Quỳnh hay nghịch, ai cũng chòng ghẹo chơi. Đương lúc Quỳnh xem làm thịt lợn, có một ông Tú tên là Cát thường tự phụ hay chữ chạy đến béo tai, bảo:
– Tao ra một câu đối. Đối được tao tha cho:
– Lợn cấn ăn cám tốn.
(Cấn là quẻ cấn. Tốn là quẻ tốn trong bát quái. Đây có nghĩa lợn cấn – chửa – mà ăn tốn cám).
Quỳnh đối ngay:
– Chó khôn chớ cắn càn.
(Khôn là quẻ khôn. Càn là quẻ càn cũng trong bát quái. Đây có nghĩa con chó khôn chớ cắn càn, cắn bậy).
Ông Tú lại ra một câu nữa. Câu này có ý tự phụ mình là ông Tú:
– Giời sinh ông Tú Cát.
Quỳnh lại đối:
– Đất nứt con bọ hung.
(Cát còn có nghĩa là tốt; hung còn có nghĩa là xấu).
Ông Tú phải lỡm, tịt mất. Mọi người cười ầm cả lên”.
Ngoài mảng truyện về Trạng Quỳnh, kho tàng truyện cười dân gian Việt Nam còn có kha khá truyện liên quan tới Trạng Lợn. Trạng Lợn tên thật là Dương Đình Chung (tục gọi là Chung Nhi), quê ở làng Dừa thuộc tỉnh Hà Nam. Thuở nhỏ, Chung Nhi thích chơi nghịch hơn thích học nên khi cậu 13 tuổi, ông bố (làm nghề mổ lợn) đành tặc lưỡi cho con trai theo nghề của mình. Truyện “Mua lợn” kể về sự láu lỉnh của cậu bé Chung Nhi:
“Một hôm hai bố con sang làng bên vào dinh một viên quan hưu trí mua lợn. Quan ông thì đang ngủ mà quan bà thì đi vắng. Ông Lương vái chào rồi bẩm:
– Chúng con ở làng bên, nghe nói quan có lợn bán nên đến mua.
Quan mắt nhắm mắt mở không trả lời, lững thững bước ra cửa, lấy khăn chùi mặt, vuốt bộ râu rẽ sang hai bên, đoạn búi lại tóc, rồi quay vào.
Chung Nhi thấy thế bèn kéo bố vào chuồng bắt lợn. Ông Lương vội bảo con:
– Quan đã truyền cho giá cả bao nhiêu đâu mà vào bắt.
Chung Nhi nói:
– Thế bố không biết à? Quan khinh cha con mình là người mổ lợn nên không thèm nói, chỉ giơ tay làm hiệu, giá mười tám quan đấy.
Dứt lời, Chung Nhi đem tiền chồng đủ mười tám quan giữa sân, rồi vào bắt lợn. Vừa lúc gặp quan bà về, hỏi:
– Ai bán lợn cho các anh mà dám tự tiện vào bắt?
Chung Nhi nhanh nhảu đáp:
– Bẩm ông lớn đã bằng lòng bán rồi đấy ạ!
Quan bà chạy vào gắt với chồng:
– Sao lợn to thế mà ông bán có mười tám quan.
Quan ông ngạc nhiên, cho gọi bố con Chung Nhi vào, quát:
– Ai bán mà bay dám nói ta bảo mười tám quan?
Chung Nhi liền thưa:
– Bẩm khi nãy con thấy quan lấy khăn chùi ngang mắt, lại vuốt râu từ trán xuống, rồi rẽ râu sang hai bên, rõ ràng là 10 chữ “thập bát”. Quan lại giơ tay búi tóc ra hiệu rằng, thuận mười tám quan thì vào mà bắt lợn. Chúng con đã chồng đủ tiền ở sân rồi.
Quan thấy Chung Nhi biện bác giỏi, phì cười bảo:
– Ta không định bán, nhưng khen chú bé thông minh nên ta cũng bằng lòng bán cho. Thôi hai cha con vào mà khiêng lợn về”.
Không chỉ xuất hiện nhiều trong các câu chuyện, các chú ỉn còn xuất hiện với đủ các cung bậc buồn vui. Có lẽ trong số những con vật được con người thuần chủng, nuôi nấng để rồi sử dụng làm nguồn thực phẩm, đây là điều khiến các chủ ỉn cũng phần nào thấy nhẹ lòng, thấy mình ít nhiều được an ủi chăng?